Giới thiệu

Những vụ án Tranh tụng tại Tòa án

Ngày 25/11/2014 tại Phiên Tòa Sơ thẩm tại Tòa án nhân dân huyện Đông Anh về tranh chấp Hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng và Công ty CP Phát triển nông nghiệp cánh đồng vàng. Với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Bà Trân Thị Xuân ( Là Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) Luật sư Đặng Thành Chung đã đề nghị HĐXX Tuyên bố Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ 3 ký ngày 27/5/2009 bị Vô hiệu vì lý do sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 342 BLDS có quy định:
“Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”. 
Mặt khác theo quy định tại Điều 715 BLDS có quy định về Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất như sau:
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên sử dụng đất (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp.
Nếu căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 324 BLDS và Điều 715 BLDS nêu trên thì đối với Hợp đồng thế chấp chỉ là quan hệ giữa 2 bên là Bên thế chấp và Bên nhận thế chấp. Nhưng tại Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ 3 đang được làm căn cứ ràng buộc trách nhiệm bảo lãnh đối với bà Xuân được ký bơi 3 bên là Ngân hàng, Công ty CP Phát triển nông nghiệp cánh đồng vàng và bà Xuân với tư cách là Bên thế chấp. Như vậy đây không phải là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hình thức thế chấp tài sản được quy định tại Điều 318 BLDS mà phải là biện pháp: Bảo lãnh. 
Điều 361 BLDS có quy định như sau:
“Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”.
Nếu đối chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 324 BLDS; Điều 715 BLDS và bản Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba mà các bên ký ngày 27/5/2009 thực chất phải là Hợp đồng bảo lãnh.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 124 BLDS về hình thức giao dịch dân sự có quy định:
“Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”.
Mặt khác theo tại Điều 134 BLDS quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức có quy định:
Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu. 
Đề nghị HĐXX căn cứ vào các tài liệu có trong Hồ sơ vụ án, căn cứ vào quy định tại các Điều 124, Điều 342, Điều 715 và Điều 134 Bộ luật DS để tuyên bố Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba là vô hiệu.


Luật sư: Đặng Thành Chung – 0912.630043/048582.99393
Công ty Luật An Ninh. Website: Luatanninh.vn