Luật sư Đặng Thành Chung trả lời câu hỏi của CafeAuto
Được biết, chiều ngày 12/6 ông Đinh Tú Anh, Nguyễn Quang Trường (cùng công tác tại Phòng Quản lý hành chính và trật tự xã hội Công an Đồng Nai), đại tá Huỳnh Bảo Hùng (nguyên Trưởng phòng PCCC và Cứu hộ cứu nạn Biên Hòa) và ông Phạm Văn Hiền (35 tuổi, doanh nhân) ghé nhà hàng Lâm Viên ở TP Biên Hòa ăn cơm trưa.
Đến 14h, ông Hiền có biểu hiện say, vừa ra khỏi cửa phòng thì nôn trúng vào chân ông Nguyễn Tấn Lương (38 tuổi), là khách ở phòng bên cạnh. Mâu thuẫn xảy ra sau đó khiến trung tá Tú Anh và ba người bạn lên ôtô 4 chỗ ra về thì bị xe bán tải và nhiều xe máy chặn đầu trước cổng nhà hàng. Nhiều thanh niên xăm trổ liên tục la ó, chửi bới, lấy đá chắn trước bánh xe và xì lốp. Được cảnh sát can thiệp, ôtô của ông Anh chạy về hướng Ngã tư Vũng Tàu.
Tuy nhiên, khi họ đi chừng 200 m, xe bán tải tiếp tục rượt theo chặn đầu, khoảng 10 xe máy khóa đuôi. Nhiều người xăm trổ đứng bao vây xung quanh, yêu cầu bốn người trong ôtô ra ngoài nói chuyện. Sợ nguy hiểm, nhóm người vẫn cố thủ trong xe, gọi điện cầu cứu lực lượng chức năng.
Giải đáp về hành vi ép xe hay bao vây xe khác có vi phạm pháp luật hay không, Luật sư Đặng Thành Chung, đoàn Luật sư Hà Nội khẳng định là có. Cụ thể, đây là hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Hành vi này có thể sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP theo các lỗi dừng đỗ xe sai quy định, không giữ khoảng cách an toàn,…
Cụ thể, hành vi vi phạm về dừng xe, đỗ xe theo điểm g, h Khoản 2 Điều 5 (Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng); điểm đ Khoản 3 Điều 5 (Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng); điểm đ Khoản 4 Điều 5 (Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng) đối với người điều khiểm xe ô tô và điểm a, đ, h khoản 3 Điều 6 (phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng); điểm d Khoản 4 Điều 6 (Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng); điểm e Khoản 5 Điều 6 (phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng) đối với xe máy.
Lỗi không giữ khoảng cách an toàn theo điểm g Khoản 1 Điều 5 (phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng);
Đối với nhóm người điều khiển xe máy, hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường theo điểm d Khoản 8 Điều 5 (phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng).
Bên cạnh đó, hành vi bắt ép, đâm thủng bánh xe yêu cầu người trong xe ra ngoài nói chuyện cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Căn cứ vào mức độ, hậu quả của hành vi người cố tình đâm thủng bánh xe của người khác sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hậu quả do hành vi của mình gây ra và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản khi có đủ các yếu tố cấu thành.
Tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.