Đối tác

Luật sư Đặng Thành Chung trả lời câu hỏi của Cafe Auto

Tại Điều 554 Bộ luật dân sự quy định Hợp đồng gửi giữ tài sản như sau: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.” 

Như vậy việc bên trông giữ xe và bên gửi xe đã hình thành quan hệ Hợp đồng gửi giữ xe. Khi thực hiện Hợp đồng này, nghĩa vụ của Bên trông giữ xe như sau:

- Trách nhiệm của Bên gửi xe: Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường (khoản 1 Điều 555 Bộ luật dân sự)

- Trách nhiệm của Bên trông giữ xe: Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng (khoản 1 Điều 557 Bộ luật dân sự).

Ngoài ra, đơn vị quản lý, kinh doanh bãi đỗ xe cũng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 55 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ trong đó có điều kiện về đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy, nổ tại bãi đỗ xe.

Như vậy, theo các quy định trên, khi xảy ra sự cố hỏa hoạn ngoài ý muốn thì các Bên liên quan trong Hợp đồng gửi giữ tài sản là Bên gửi xe và Bên giữ xe hoặc đơn vị quản lý, kinh doanh bãi đỗ xe có trách nhiệm bồi thường tài sản tùy vào việc xác định lỗi thuộc về Bên nào.

Trường hợp người cho người khác thuê địa điểm để làm bãi giữ xe ô tô, không quản lý kinh doanh dịch vụ bãi đỗ xe, không liên quan đến việc gửi giữ tài sản thì không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu xảy ra sự cố hỏa hoạn ngoài ý muốn